Bệnh nhân nói không, báo chí bảo có
Câu chuyện về bà Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1958, cán bộ kĩ thuật Công ty Kim loại mầu Thái Nguyên hiện đang sống tại phường Tân Lập, TP Thái Nguyên chữa khỏi ung thư nhờ cây lược vàng được nhiều báo đưa tin.
Theo như thông tin bà Nga chia sẻ, bà công tác ở phòng Hoá nghiệm Công ty Kim loại mầu Thái Nguyên. Bỗng nhiên, tháng 4/2006, bà thấy người mệt mỏi, kém ăn, kém ngủ, sút cân. Bệnh viện K phát hiện bà Nga bị u limphô ác tính (hạch ngoại biên). Lúc đầu, bệnh viện từ chối điều trị và khuyên bà Nga về nhà dùng thuốc nam chữa. “Khi đó, tôi hiểu ngầm là y học hiện đại bó tay, khuyên tôi về nhà để cho gia đình chuẩn bị lo "hậu sự" – bà Nga tâm sự.
Chồng bà Nga cho biết, khối u chẳng khác nào bong bóng cá. Khi đó gia đình tha thiết đề nghị bác sĩ Thành – khoa Nội – Bệnh viện K Hà Nội làm phẫu thuật. Lúc mổ ra, phát hiện trong ổ bụng có rất nhiều hạch.
Sau đó, bệnh viện tiến hành 10 đợt hoá trị liệu. Sau 8 tháng liền sử dụng hoá chất chữa bệnh, sức khoẻ vợ ông càng bị suy kiệt. Đầu rụng hết tóc, thân cao 1,55 mét mà cơ thể chỉ còn lại 29kg (trước đó cơ thể nặng 48kg). Bà Nga về nhà được người ta khuyên ăn lá lược vàng.
Ngày nào bà cũng ăn chín lá sáng, trưa, tối hái lúc mặt trời chưa mọc. Ngoài ra, lá lược vàng ngâm rượu bà Nga để đầu giường tối uống nửa chén trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy uống nửa chén nữa. Nhờ thế, sức khỏe bà Nga hồi phục nhanh chóng.
Bà kể báo chí biết thông tin về quá trình điều trị và sau đó họ viết rằng bà Nga chữa khỏi bệnh ung thư nhờ lá lược vàng. Ngay sau đó, nhiều người bệnh tìm đến gia đình bà Nga hỏi thông tin về việc điều trị ung thư bằng lá lược vàng.
Bà Nga liên tục khẳng định “ung thư không thể chữa khỏi mà chỉ kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân”. Đến nay, bà Nga cảm thấy sống khỏe hơn và duy trì sức đề kháng cho cơ thể bằng cách cây lược vàng.
Bà bảo “không phải cây lược vàng giúp tôi khỏi bệnh. Tôi xạ trị mất sức và sau đó sức khỏe bình phục dần dần nhờ các biện pháp dinh dưỡng. Đến nay, tôi dùng lá lược vàng để chống các bệnh viêm họng hay bệnh lý truyền nhiễm phòng ngừa bệnh ung thư tái phát”. Bà Nga không muốn nhiều bệnh nhân bỏ bệnh viện về điều trị bằng cây lược vàng nên bà mong muốn người bệnh dù thế nào cũng phải làm theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bà bảo “không phải cây lược vàng giúp tôi khỏi bệnh. Tôi xạ trị mất sức và sau đó sức khỏe bình phục dần dần nhờ các biện pháp dinh dưỡng. Đến nay, tôi dùng lá lược vàng để chống các bệnh viêm họng hay bệnh lý truyền nhiễm phòng ngừa bệnh ung thư tái phát”. Bà Nga không muốn nhiều bệnh nhân bỏ bệnh viện về điều trị bằng cây lược vàng nên bà mong muốn người bệnh dù thế nào cũng phải làm theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Thông tin về cây lược vàng “ làm mưa, làm gió”, nó được coi như thần dược cuối cùng có thể giúp những bệnh vô phương cứu chữa như bệnh ung thư. Có thời điểm ở Thanh Hóa, cây lược vàng trở thành tâm của mọi đề tài bàn luận, nơi có cây lược vàng được xem như “bệnh viện dã chiến” điều trị bách bệnh.
Chính vì thế, Bộ Y tế đã yêu cầu Viện Dược liệu tiến hành nghiên cứu tác dụng thực của cây lược vàng như thế nào. Tuy nhiên, kết quả cây lược vàng không phải thần dược, cây thuốc này vẫn có độc tính.
Kế hoạch PR của các hãng thực phẩm chức năng?
PGS TS Nguyễn Văn Hiếu – Phó Giám đốc Bệnh viện K Hà Nội tâm sự, người Việt Nam thường có thói quen làm theo những người xung quanh và đôi khi chưa có căn cứ khoa học cũng đã tự mình cho rằng loại cây đó, con vật đó có thể chữa được bệnh. Quan niệm này rất sai lầm. Trong dược liệu và y học, bất cứ thông tin nghiên cứu nào mới các chuyên gia y tế sẽ cập nhật ngay chứ không đợi chờ người dân cập nhật trước, chuyên gia đủng đỉnh theo sau.
Các chuyên gia về ung bướu liên tục tìm hiểu các biện pháp mới nhất trong điều trị ung thư để theo kịp với y học thế giới nhưng các phương pháp mới này chưa bao giờ có sự xuất hiện của cây lược vàng. PGS Hiếu liên tục khẳng định “ các thông tin về cây lược vàng chỉ là đồn thổi, không chính thống”.
Với trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thị Nga được đồn thổi chữa ung bướu thành công nhờ cây lược vàng, PGS Hiếu cho biết tây y đã điều trị cho bệnh nhân theo đúng phác đồ hóa xạ trị và bệnh nhân làm đủ phác đồ đó nên triệt căn ung thư gần như hoàn toàn.
Trong thời gian trị liệu bệnh nhân bị mệt mỏi, sụt cân do tác dụng phụ của việc điều trị bằng hóa chất, xạ trị. Sau đó, bệnh nhân có điều kiện ăn uống lấy lại sức khỏe và có sự can thiệp của cây lược vàng chứ không phải lược vàng điều trị khỏi cho bệnh nhân.
Tại bệnh viện K, rất nhiều trường hợp bệnh nhân phủi công của Tây y và cho rằng đó là tác dụng nhờ các phương pháp họ tự chữa như uống cây cần sen, thực phẩm chức năng, các loại thuốc đông y khác. Hay như có bệnh nhân điều trị xạ trị K vòm họng xong 29 mũi, khi ra viện chụp CT vẫn thấy hình ảnh khối u nhưng chỉ 4 tháng sau khối u mờ. Bệnh nhân cho rằng do anh ta về nhà ăn cây lược vàng nên khỏi ung thư nhưng trên thực tế thời gian để tia xạ tiêu diệt khối u không phải chỉ lúc tia xạ, nằm viện. Khối u sẽ bị tiêu diệt từ từ sau đó.
Nhấn mạnh thêm quan điểm của mình về cây lược vàng đang được đồn thổi là thần dược trị bách bệnh, PGS Hiếu cho rằng đây có thể là chiêu quảng cáo, PR của các hãng thực phẩm chức năng. Nhiều bệnh nhân khi bác sĩ hỏi lại họ “có thật cây lược vàng chữa bệnh ung thư được không?” họ đều lắc đầu giống như bà Nga.
Bản thân họ bị chính các hãng thực phẩm chức năng lợi dụng. Các bài báo viết về “thần thánh” cây lược vàng PGS Hiếu đã đọc qua và ông khẳng định nó có thể chữa các chứng viêm, phù nề nhưng chắc chắn không thể chữa được ung thư.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét